Thành công với IBM Thomas_J._Watson

Watson chỉ sử dụng một từ chứ không phải là cụm từ như của các công ty khác, làm động lực gắn kết toàn công ty. Từ đó là"Think"(suy nghĩ).

"Think"bắt nguồn từ NCR khi Watson đang cố vắt óc nghĩ ra một số thông điệp kinh doanh. đứng trên sân khấu, ông viết"Think"lên một trong những tấm bảng hiện diện khắp nơi ở NCR đúng lúc Patterson đi qua. Pat ngay lập tức nhận ra hiệu quả của biểu tượng này và cho gắn trong tất cả các văn phòng. Khi Watson chuyển qua NCR,"Think"cũng đi theo và trở thành tôn chỉ thiêng liêng."Think"được đặt ở vị trí hàng đầu trong năm nấc thang chiến lược của IMB. Bốn nấc thang tiếp theo được xếp theo mức độ quan trọng giảm dần là: Observe (quan sát), Discuss (thảo luận), Listen (lắng nghe), và Read (đọc).

Năm 1933, IBM bán được hơn 700 thiết bị ra thị trường, bao gồm máy xay thịt và máy nghiền cà phê. Máy tạo bảng biểu tự động đứng chót bảng vào năm 1920 đã dần chiếm vị trí số một trong doanh số bán ra.

Ngoài phát hiện cho thuê sản phẩm, IBM còn có chính sách sản xuất và tiếp thị loại thẻ đục lỗ đi kèm các sản phẩm đó, loại phiếu này đã mang lại nguồn lợi khổng lồ. Cuối thập kỉ 20, IBM bán trung bình 4 tỷ chiếc/ năm (năm 1938), tổng số doanh thu bán thẻ đạt gần 1/5 khoản thu từ việc cho thuê máy tính điện tử. Trong những năm 30, hoạt động kinh doanh loại thẻ này chiếm 1/3 lợi nhuận của IBM.

Nhờ vào dịch vụ cho thuê, doanh thu của IBM không ngừng tăng lên, từ một triệu đô la năm 1921 lên tới 7.4 triệu năm 1930. Năm 1933 con số này giảm xuống 507 triệu và lại tăng một cách ngoạn mục lên 9.4 triệu vào năm 1940. Nếu so với tình hình làm ăn của các doanh nghiệp khác trong thời kỳ khủng hoảng này, IBM có thể tự hào về những gì đạt được.

Vào thời điểm đầu cuộc chiến, IBM tung ra nhiều loại sản phẩm mới sau một thời gian dài nghiên cứu tốn kém. Các sản phẩm này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu vẫn là phân loại và tính toán; ở nhiều cơ quan, tổ chức chính phủ, tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Nhu cầu tính toán, lập dữ liệu có ở khắp nơi trong các tổ chức lớn nhỏ không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.

Thực tế, hoạt động kinh doanh của IBM rất phát triển. Từ năm 1931 đến năm 1940, Watson đều đặn xuất hiện 20 lần mỗi năm trong danh sách bình chọn của thời báo New York. Năm 1940, lượng giao dịch của công ty đạt 46 triệu USD và tài sản lên tới 1.5 tỷ đô, lãi ròng đạt 9.4 triệu đô và tổng số tài sản là 83 triệu đô. IBM được xếp vào hàng"ông lớn"ở Mỹ và là công ty quy mô nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Tuy nhiên, IBM vẫn chỉ là chàng David khi đứng giữa mảnh đất của những chàng Goliath. Doanh số bán ra của General Motors năm 1940 là 1.8 tỷ đô, lợi nhuận đạt 196 triệu đô và tài sản lên tới 1.5 tỷ đô. Tài sản của American Tlephone & Telegraph gấp 60 lần số tài sản của IBM và lợi nhuận của ATT lớn hơn gấp 24 lần.